Từ khóa: bộ luật dân sự

TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ


Bộ luật dân sự hiện hành (Bộ luật dân sự năm 2015) quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Hiện nay, chúng ta đang áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015. Bộ luật này thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005.

Bộ luật dân sự năm 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều.

 Trước đây,  Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều. 

Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt Bộ luật dân sự cũ, được sắp xếp rất khoa học.


DỊCH VỤ SOẠN THẢO VÀ LÀM CHỨNG DI CHÚC

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Nếu Quý Ông (Bà) có nguyện vọng muốn lập Di chúc thì cần phải nắm rõ các quyền của mình mà pháp luật đã quy định. Bộ luật dân sự hiện hành có quy định về quyền của người lập Di chúc, đó là những quyền sau:

-Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.